Monday, August 17, 2015

Xi lanh xoay là gì - Tìm hiểu Xi lanh xoay

Cơ khí công nghiệp Việt Nam xin chào bạn đọc.

Cơ khí công nghiệp Việt Nam cập nhật kiến thức và công nghệ về lĩnh vực cơ khí và công nghiệp tại Việt nam. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Xi lanh xoay.
Câu hỏi đầu tiên bạn sẽ thắc mắc là:
   Xi lanh xoay là cơ cấu chấp hành chuyển hóa năng lượng khí nén thành chuyển động quay với các góc 900, 1000, 1800, 1900, 2700
   Xi lanh xoay góp phần tạo ra các chuyển động thực sự linh hoạt và hiệu quả cho các cơ cấu truyền động. Với ưu điểm của khí nén về độ an toàn, không độc hại và chi phí đầu tư hợp lý, các cơ cấu truyền động sử dụng xi lanh xoay được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp điện tử và thực phẩm.
   Với vai trò dẫn đầu về lĩnh vực thiết bị khí nén trên thế giới, SMC mang đến nhiều tùy chọn đa dạng về xi lanh xoay, thỏa mãn yêu cầu sử dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp.
2. Các kiểu xi lanh xoay
2.1 Loại cánh gạt:
2.2 Loại thanh răng – bánh răng:
3. Ưu điểm của xi lanh xoay SMC
- Độ chính xác đạt tới ± 2.50
- Tùy chọn đa dạng về kích thước, góc quoay
- Khả năng hiệu chỉnh góc xoqay và phản hồi vị trí bằng cảm biến
- Ngoài ra, SMC còn cung cấp các tùy chọn ngoài tiêu chuẩn dành cho các ứng dụng đặc biệt của khách hàng

Các bạn vừa tìm hiểu bài viết về xi lanh xoay.
Bài viết được giới sưu tầm và giới thiệu bởi Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam

Các bạn có thể mua các xi lanh xoay tại công ty TNHH Công Nghệ Milo
Email: sales.milotech@gmail.com

Tuesday, April 7, 2015

Bu lông - Đai Ốc : Tìm hiểu ý nghĩa cấp bền

Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam thân ái chào bạn đọc.
Với mục đích chia sẽ kiến thức về lĩnh vực cơ khí công nghiệp tại Việt Nam để người dân ta có thêm cái nhìn rõ hơn về ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đối tượng của Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam là các bạn đọc đang muốn tìm hiểu kiến thức cơ bản hay những khái niệm cơ bản của cơ khí công nghiệp nói chung, vì vậy nếu bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này thì có thể bỏ qua nhé.
Bu lông - đai ốc là mối ghép cơ bản nhất trong cơ khí mà ta có thể bắt gặp bất kì ở đâu. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của cấp bền bu lông đai ốc.
Ý NGHĨA CẤP BỀN CỦA BU LÔNG – ĐAI ỐC
BU LÔNG – ĐAI ỐC HỆ MÉT
Mối ghép bằng bu lông – đai ốc có thể nói là mối ghép được dùng phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta có thể gặp mối ghép này ở khắp mọi nơi, từ các thiết bị công nghiệp, đến các công trình xây dựng và cả trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nói riêng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, vì được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau như vậy nên các loại bu lông – đai ốc cũng được chế tạo với tính năng phù hợp với mục đích sử dụng. Các đặc trưng cơ bản của bu lông – đai ốc ngoài kích thước còn phải nói đến độ bền. Đó chính là khả năng chịu kéo và cắt mà chúng chịu được.Trong các bộ tiêu chuẩn thì dựa vào độ bền này mà người ta chia bu lông, đai ốc thành các cấp khác nhau. Tương ứng với 2 loại ren là ren Anh và ren hệ mét, ta cũng có 2 cách phân cấp. Trong tiếng Anh, đối với ren Anh, người ta dùng từ “grade”, còn đối với ren hệ mét, người ta dùng từ “class” để chỉ cấp.
Sau đây xin trình bày ý nghĩa và cách ký hiệu cấp trên bu lông – đai ốc hệ mét, là loại được dùng phổ biến tại Việt Nam.
1. Cấp của bu-lông
Cấp của bu-lông được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của con bu-lông: xx.x
cấp bền bu lông
Tương tự hầu hết các cách ký hiệu khác trong hệ mét là mỗi con số đều mang một giá trị trực tiếp nào đó. Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bu-lông (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bèn kéo tối thiểu, biểu thị dưới dạng %.
Ví dụ, một con bu-lông có ký hiệu 8.8 thì độ bền kéo tối thiểu của nó là 80 kgf/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu của nó thì bằng 80%*80=64 kgf/mm2.
Trên thế giới, bu-lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây gọi là các bu lông cường độ cao.
Nếu việc đánh dấu trên đầu con bu lông không thể thực hiện, người ta còn dùng một cách khác là đánh các ký hiệu đặc biệt vào
Có một điều chú ý là bu-lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên.
cấp bền bulong
2. Cấp của đai ốc
Cấp của đai ốc cũng được ký hiệu bằng số Latinh. Con số này cho biết 1/10 giá trị thử bền danh định quy ước của con đai ốc tương ứng tính bằng kgf/mm2 – giá trị này tương ứng với giá trị bền kéo của con bu-lông. Nói một cách khác, cấp của đai ốc cho ta biết nó phù hợp với bu-lông thuộc cấp nào.
** BU LÔNG – ĐAI ỐC HỆ INCH
(Bu-lông – đai ốc hệ inch được phân cấp theo nhiều tiêu chuẩn. Ở đây trình bày cách phân cấp theo tiêu chuẩn SAE J429)
1. Cấp của bu-lông
Khác với bu-lông hệ mét, bu-lông hệ inch không được đánh dấu bằng các ký tự số mà bằng các vạch thẳng trên đầu bu-lông. Số vạch sẽ cho ta biết con bu-lông thuộc cấp nào với độ bền kéo và giới hạn chảy tương ứng.
Bu-lông hệ inch có tất cả 17 cấp, nhưng thực tế sử dụng thường chỉ gặp 3 cấp phổ biến là 2, 5 và 8. Các cấp khác có thể gặp trong các ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như ngành hàng không.
2. Cấp của đai ốc
Tương ứng với bu-lông, đai ốc hệ inch cũng có 3 cấp cơ bản thường gặp là 2, 5, 8. Phải luôn sử dụng đai ốc có cấp bằng hoặc cao hơn cấp của bu-lông tương ứng. Đai ốc cấp 2 thì không ký hiệu, còn cấp 5 và 8 (với các cỡ từ ¼ – 1½) thì có thể được ký hiệu bằng 3 cách cho mỗi cấp:
- Đai ốc cấp 5: Cách 1: 1 chấm tròn và một vạch cách chấm tròn 120 độ theo chiều kim đồng hồ; Cách 2: Tương tự cách 1 nhưng ngược chiều kim đồng hồ; Cách 3: ở mỗi góc của đai ốc có một vạch dấu.
- Đai ốc cấp 8: Cách 1: 1 chấm tròn và một vạch cách chấm tròn 60 độ theo chiều kim đồng hồ; Cách 2: Tương tự cách 1 nhưng ngược chiều kim đồng hồ; Cách 3: ở mỗi góc của đai ốc có hai vạch dấu.
(Vạch dấu có thể theo phương hướng kính hoặc phương đường tròn)
Bài viết được sưu tầm bởi Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam