Sunday, March 6, 2016

Bánh răng là gì? Truyền động bánh răng như thế nào?

Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam thân ái chào bạn đọc.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về bánh răng là gì và cách thức truyền động bánh răng như thế nào? Đây là những khái niệm cơ bản nhất khi mọi người tìm hiểu về lĩnh vực cơ khí.
Chúng ta bắt đầu nhé:

TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG
1. Các khái niệm cơ bản:
1.1. Các loại bánh răng và công dụng của nó
Bánh răng là chi tiết thông dụng dùng để truyền chuyển động quay. Bánh răng thường dùng gồm có ba loại:
a) Để truyền chuyển động quay giữa hai trục song song dùng bánh rãng trụ: (Hình 1a).
banh rang h1
b) Dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục cắt nhau đùng bánh răng côn: (Hình 1b)
banh rang h1b
c) Để truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau thường dùng bánh vít và trục vít: (Hình 
banh rang h1 c
So với các truyền động cơ khí khác, truyền động bánh răng có ưu điểm:
- Kích thước nhỏ, khả năng tải trọng lớn.
- Tỷ số truyền không thay đổi.
- Hiệu suất cao có thể đạt 0,97 – 0,99.
- Tuổi thọ cao, làm việc tin cậy.
Tuy nhiên truyền động bánh răng có các nhược điểm sau:
- Chế tạo tương đối phức tạp.
- Đòi hỏi độ chính xác cao.
- Có nhiều tiếng ồn khi vận tốc lớn.
Truyền động bánh răng được dùng rất nhiều trong các máy, từ đổng hồ, khí cụ cho đến các máy hạng nặng; có thể truyền công suất từ nhỏ đến lớn, vận tốc từ thấp đến cao. Muốn các bộ truyền làm việc được thì các bánh răng phải có các thông số cơ bản giống nhau.
1. 2 Các thông sô cơ bản của bánh rãng Bánh răng gồm có các thông số như sau: (Hình 8-2)
* Vòng đỉnh:
Là đường tròn đi qua đỉnh răng, đường kính ký hiệu là da.
* Vòng đáy:
Là đường tròn đi qua đáy răng, đường kính ký hiệu là df.
* Vòng chia:
Là đường tròn để tính môđun của bánh răng, đường kính ký hiệu là d.
banh rang h2
Hình 2
* Số răng:
Là tổng số răng của một bánh răng, ký hiệu là z.
* Bước rãng:
Là độ dài cung giữa hai răng kề nhau tính trên vòng chia, buớc rãng k’ hiệu là p,. Chu vi của vòng chia bằng:
7td = z. t
* Môđun: là tỷ số t/71, ký hiệu của môđun là m.
Ta có: d = m . z
Hai bánh răng muốn ãn khớp được với nhau thì bước răng phải bằng nhau nghĩa là môđun phải bằng nhau, bánh răng càng lớn thì số răng càng nhiều Các kích thước kết cấu của bánh răng đều có liên quan đến môđun. Do đó môđun là tham số quan trọng của bánh răng. Môđun của bánh răng được tiêi chuẩn hoá theo TCVN 2257-77.
* Chiều cao răng:
Là chiều cao tỉnh tữ đáy răng đến đỉnh răng, ký hiệu là h. Chiều cao răng chia ra hai phần: Chiêu cao đỉnh răng được lấy từ vòng đỉnh đến vòng chia, ký hiệu bằng ha, thông thường lấy ha = m và chiều cao đáy răng, chiều cao đáy răng tính từ vòng đáy đến vòng chia hf = l,25m. Ta có công thức của đường kính vòng đỉnh và vòng đáy của bánh răng trụ như sau:
d, = d + 2ha = mZ + 2m = m(Z + 2)
df = d – 2hj = mZ – 2,5m = m(Z – 2,5)
Hình dạng của răng (prôfin) là đường cong, phần nhiều là đường thân khai của đường tròn. Vì kết cấu của bánh răng phức tạp nên bánh răng được vẽ theo quy ước của TCVN 13-78.
2. Vẽ quy ước bánh răng
2.1  Vẽ quy ước bánh răng trụ
2.1.1. Đối với một bánh răng (Hình 3)
- Đường tròn và đường sinh mặt đỉnh răng vẽ bằng nét cơ bản.
- Đường tròn và đường sinh mặt chia vẽ bằng nét chấm gạch mảnh.
- Không vẽ đường tròn và đường sinh mặt đáy răng.
Trong hình cắt dọc (mặt phẳng cắt chứa trục của bánh răng) phần răng được quy định không vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt, khi đó đường sinh của mặt đáy răng được vẽ bằng nét liền đậm.
- Hướng của răng nghiêng và răng chữ V được vẽ bằng ba nét liền mảnh (Hình 3).
banh rang h3


2.1.2 Đối với cặp bánh răng ăn khớp
banh rang h4aHình 4a
- Trên hình chiếu mặt đỉnh răng của hai bánh răng trong phần ăn khớp được vẽ bằng nét liền đậm.
- Trên hình cất (mặt phẳng cắt chứa trục của hai bánh răng) quy định răng của bánh chủ động che khuất răng của bánh bị động, do đó đỉnh rang của bánh răng bị động được vẽ bằng nét đứt (Hình 4a).
2.1.3. Bản vẽ chế tạo
Trên bản vẽ chế tạo bánh răng, ngoài hình dạng kích thước của bánh ràng còn có một bảng ghi những thông sô’ quan trọng của bánh răng như mồđun, số răng, góc nghiêng (Hình 4b).
banh rang h4b
2.3. Bánh răng côn
Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt côn, vì vậy kích thước của răng và môđun thay đổi theo chiều dài của răng, càng về phía đỉnh nón kích thước của răng và môđun càng bé.
banh rang h5hình 5
2.3.1. Quy ước vẽ
Quy ước vẽ bánh răng côn cũng tương tự như quy ước vẽ bánh răng trụ, tuy nhiên chi vẽ vòng chia đáy lớn của mặt cồn (Hình 5).
2.3.2. Cách vẽ
Cho các thông số của bánh răng: Môđun (m), số răng (z), góc ở đỉnh (a) và các đường kính của mayơ, lỗ lấp trục,
* Vẽ hình cắt đứng:
- Vẽ đường trục.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với đường trục. Trên đường thẳng đó lấy kích thước bằng đường kính chia đáy lớn d = mz.
- Từ góc a đã cho vẽ được đường sinh chia có độ dài là L.
- Tại vị trí của đường kính chia đáy lớn kẻ đường vuông góc với đường sinh chia. Trên đường này lấy về hai phía có độ lớn bằng độ lớn của đỉnh răng và đáy răng. Nối đỉnh răng và đáy răng với đỉnh nón ta được đường sinh đỉnh răng và đường sinh đáy răng.
- Lấy độ dài răng có độ lổn bằng 1/3L từ phía đáy nón. Kẻ đưcmg vuông góc với đường sinh chia cắt đường sinh đỉnh ta xác định được đường kính đỉnh đáy nhỏ của hình côn.
- Đường kính, chiểu dài mayơ, lỗ lắp trục được vẽ theo thông sô đã cho.
* Vẽ hình chiếu cạnh:
- Vẽ vòng đỉnh đáy lớn, đáy nhỏ bằng nét cơ bản.
- Vẽ vòng chia đáy lớn bằng nét chấm gạch mảnh.
- Vẽ các hình chiếu của mayơ, lỗ lắp trục.
Hình vẽ 6 là cặp bánh răng côn ăn khớp được vẽ theo quy ước.
banh rang h6
Hình 6
2.4. Bánh vít – trục vít
2.4.1. Trục vít
Ràng của trục vít có dạng ren vít, trục vít có ren một, hai hoặc ba đầu mối. Môđun của trục vít bằng môđun của bánh vít ân khớp. Các kích thước của trục vít được tính theo mồđun.
Quy ước vẽ trục vít tưcmg tự như trường hợp bánh răng trụ. Tuy nhiên, trên hình chiếu của trục vít quy định vẽ đường sinh mặt đáy ren bằng nét liền mảnh (Hình 7).
banh rang h7
2.4.2 Bánh vít
Răng của bánh vít hình thành trên mặt tròn xoay có đường sinh là một cung tròn (mặt xuyến). Đường kính của vòng chia và môđun được tính trên mặt phảng vuông góc với trục của bánh vít và đi qua tâm xuyến. Các kích thước khác của bánh vít được tính theo môđun như trường hợp của bánh răng trụ.(Hình 8)
banh rang h8
Hình 8

Quy ước và cách vẽ bánh vít:
* Vẽ hình cắt đứng:
- Vẽ đường trục
- Xác định khoảng cách 2A = D2 + d(
D2 là đường kính vòng chia của bánh vít: D2 = mz
d| là đường kính vòng chia của trục vít.
- Vẽ đường thẳng 1 vuông góc với trục, trên đường thẳng 1 lấy về hai phía của trục một khoảng cách A ta được hai điểm 0( và 02.
- Lấy 0[, 02 làm tâm dựng cung tròn có bán kính dj/2, vẽ vòng tròn chia.
- Lấy Oj, 02 làm tâm dựng cung tròn có bán kính dị/2 + l,25m, vẽ vòng tròn chân răng.
- Lấy 0|, 02 làm tâm dựng cung tròn có bán kính d[/2 – m, vẽ vòng tròn đỉnh răng.
- Vẽ hai đường thẳng song song và đối xứng qua đường 1 và cách nhau một khoảng là B.
- Từ Oị, 02 vẽ góc ôm a = 90° hai cạnh của góc ôm a tạo thành mặt bên của răng.
- Vẽ đường kính của lỗ lắp trục.
* Vẽ hình chiếu cạnh:
- Vòng tròn lớn nhất của bánh vít được vẽ bằng nét cơ bản.
- Vòng chia được vẽ bằng nét chấm gạch mảnh.
- Không vẽ vòng đỉnh (da) và vòng đáy (d|).
Hình vẽ 9 là cặp bánh vít trục – vít ăn 
Bài viết được sưu tầm từ Internet.
Công ty TNHH Công Nghệ Milo - Cung cấp thiết bị cơ khí tự động hóa.
www.milotech.vn - Email: sales.milotech@gmail.com

Tuesday, March 1, 2016

Pa lăng điện và Pa lăng khí khác nhau như thế nào.

Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam xin chào bạn đọc.

Hôm nay chúng tôi chia sẽ đến bạn đọc đang thắc mắc về sự khác nhau giữa Pa lăng khí và Pa lăng điện như thế nào.
Bạn đọc có thể tìm hiểu: Pa lăng là gì
 - Pa lăng khí
Pa lăng khí JD Neuhaus (Air Hoist)

- Pa lăng điện:

Về cơ bản thì chức năng của pa lăng khí và pa lăng điện là như nhau: đều dùng để nâng vật thể.
Về cấu tạo: pa lăng khí dùng động cơ bơm khí để làm quay tời, pa lăng điện dùng động cơ điện trực tiếp để quay tời. Đó là sự khác nhau cơ bản, và sự khác nhau này bị tác động rất lớn bởi môi trường làm việc của pa lăng. Pa lăng khí thích hợp trong môi trường làm việc nhiệt độ cao và nhiều bụi bẩn.
Vì hệ thống khí thổi bay bụi bám vào tời. Trong khi đó pa lăng điện không có chức năng này. Dẫn đến tời dễ bị nóng và hư.
Do đó pa lăng điện được sử dụng trong môi trường ít  bụi và nhiệt độ thấp như trong các kho hàng của công ty logistic chẳng hạn. Pa lăng khí sẽ được dùng nhiều trong môi trường nhà máy sản xuất như: xi măng, khai khoáng, hóa chất...
Về giá thành thì pa lăng điện rẻ hơn pa lăng khí một chút nhưng về bảo trì thì pa lăng điện sẽ phức tạp hơn so với pa lăng khí, đây cũng là điểm mà bạn đọc nên lưu ý.

Hi vọng bài viết có thể cung cấp thông tin cơ bản để bạn đọc có thể lựa chọn loại pa lăng phù hợp cho nhà máy của mình.

JD Neuhaus là công ty chuyên sản xuất pa lăng với chất lượng hàng đầu của Đức. Thương hiệu được khẳng định trong hơn 270 năm trên toàn thế giới.
Quý bạn đọc có thể liên hệ công ty TNHH Công Nghệ Milo - Đại diện phân phối thiết bị JD Neuhaus (JDN) tại Việt Nam.
Email: sales.milotech@gmail.com
Website: www.milotech.vn

Monday, February 22, 2016

Pa lăng là gì? Tìm hiểu Pa lăng JDN

Pa lăng là gì? Tìm hiểu  Pa lăng JDN

Bài viết được sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc bởi công ty TNHH Công Nghệ Milo - Chuyên phân phối thiết bị công nghiệp. Đặc biệt chúng tối chuyên phân phối Pa lăng JDN của Đức.
Liên hệ: sales.milotech@gmail.com

Phân phối pa lăng JDN
Pa lăng JDN - Phân phối Pa lăng JDN


Mời bạn đọc theo dõi:

Pa lăng là gì ? Các loại pa lăng


Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật , bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ các vật nặng một cách đơn giản và nhẹ nhạng hơn.

Phổ biến trên thị trường hiện nay là các loại pa lăng sau.

1. Pa lăng xích kéo tay :

Đây là loại pa lăng được sử dụng phổ biến nhất bởi các tính năng tuyệt vời của sản phẩm như :
+ Tính cơ động . Có thể dùng ở bất cứ nơi nào vì sản phẩm này sử dụng sức người để kéo dây xích
+ Tải trọng nâng lớn : từ 1 - 30 tấn với chiều dài dây xích từ 3 - 15 mét
+ Đa dạng về chủng loại để khách hàng lựa chon và có nhiều mức giá khác nhau như

Pa lăng xích kéo tay
Pa lăng xích lắc tay




2. Pa lăng xích lắc tay :

Sản phẩm này tương tự như pa lăng xích kéo tay nhưng người sử dụng không phải kéo dây xích mà chỉ sử dụng 1 cơ cấu lắc tay đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều

 Pa lăng xích lắc tay
Pa lăng xích lắc tay 



3. Pa lăng xích điện

+ Là loại pa lăng cuốn nhả bằng xích thông qua hệ thống truyền lực động cơ điện và hộp giảm tốc , Puly dạng bánh xích có chức năng kẹp chặt sợi xích theo 1 chiều nhất định và cuốn nhả xích vào 1 túi đựng xích. Loại Pa lăng xích điện có 2 loại là có con chạy di chuyển trên dầm chữ I và loại cố định. Loại pa lăng xích điện được sử dụng chủ yếu trong các nhà kho , nhà xưởng , những nơi làm việc cố định.
Pa lăng xích điện
Pa lăng xích điện

4. Pa lăng cáp điện

Loại này có cấu tạo và hoạt động tương tự như Pa lăng xích điện nhưng không sử dụng dây xích mà thay bằng dây cáp và có tang cuốn cáp tương tự như tời kéo mặt đất.
Đây là loại pa lăng tương đối phổ biến dùng động cơ điện và có hộp giảm tốc để cuốn nhả cáp thông qua hệ thống Puly và móc cẩu.


Pa lăng cáp điện



Pa lăng JD Neuhaus Việt Nam.
CO/CQ chính hãng.
Sales.milotech@gmail.com

Monday, August 17, 2015

Xi lanh xoay là gì - Tìm hiểu Xi lanh xoay

Cơ khí công nghiệp Việt Nam xin chào bạn đọc.

Cơ khí công nghiệp Việt Nam cập nhật kiến thức và công nghệ về lĩnh vực cơ khí và công nghiệp tại Việt nam. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Xi lanh xoay.
Câu hỏi đầu tiên bạn sẽ thắc mắc là:
   Xi lanh xoay là cơ cấu chấp hành chuyển hóa năng lượng khí nén thành chuyển động quay với các góc 900, 1000, 1800, 1900, 2700
   Xi lanh xoay góp phần tạo ra các chuyển động thực sự linh hoạt và hiệu quả cho các cơ cấu truyền động. Với ưu điểm của khí nén về độ an toàn, không độc hại và chi phí đầu tư hợp lý, các cơ cấu truyền động sử dụng xi lanh xoay được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp điện tử và thực phẩm.
   Với vai trò dẫn đầu về lĩnh vực thiết bị khí nén trên thế giới, SMC mang đến nhiều tùy chọn đa dạng về xi lanh xoay, thỏa mãn yêu cầu sử dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp.
2. Các kiểu xi lanh xoay
2.1 Loại cánh gạt:
2.2 Loại thanh răng – bánh răng:
3. Ưu điểm của xi lanh xoay SMC
- Độ chính xác đạt tới ± 2.50
- Tùy chọn đa dạng về kích thước, góc quoay
- Khả năng hiệu chỉnh góc xoqay và phản hồi vị trí bằng cảm biến
- Ngoài ra, SMC còn cung cấp các tùy chọn ngoài tiêu chuẩn dành cho các ứng dụng đặc biệt của khách hàng

Các bạn vừa tìm hiểu bài viết về xi lanh xoay.
Bài viết được giới sưu tầm và giới thiệu bởi Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam

Các bạn có thể mua các xi lanh xoay tại công ty TNHH Công Nghệ Milo
Email: sales.milotech@gmail.com

Tuesday, April 7, 2015

Bu lông - Đai Ốc : Tìm hiểu ý nghĩa cấp bền

Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam thân ái chào bạn đọc.
Với mục đích chia sẽ kiến thức về lĩnh vực cơ khí công nghiệp tại Việt Nam để người dân ta có thêm cái nhìn rõ hơn về ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đối tượng của Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam là các bạn đọc đang muốn tìm hiểu kiến thức cơ bản hay những khái niệm cơ bản của cơ khí công nghiệp nói chung, vì vậy nếu bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này thì có thể bỏ qua nhé.
Bu lông - đai ốc là mối ghép cơ bản nhất trong cơ khí mà ta có thể bắt gặp bất kì ở đâu. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của cấp bền bu lông đai ốc.
Ý NGHĨA CẤP BỀN CỦA BU LÔNG – ĐAI ỐC
BU LÔNG – ĐAI ỐC HỆ MÉT
Mối ghép bằng bu lông – đai ốc có thể nói là mối ghép được dùng phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta có thể gặp mối ghép này ở khắp mọi nơi, từ các thiết bị công nghiệp, đến các công trình xây dựng và cả trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nói riêng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, vì được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau như vậy nên các loại bu lông – đai ốc cũng được chế tạo với tính năng phù hợp với mục đích sử dụng. Các đặc trưng cơ bản của bu lông – đai ốc ngoài kích thước còn phải nói đến độ bền. Đó chính là khả năng chịu kéo và cắt mà chúng chịu được.Trong các bộ tiêu chuẩn thì dựa vào độ bền này mà người ta chia bu lông, đai ốc thành các cấp khác nhau. Tương ứng với 2 loại ren là ren Anh và ren hệ mét, ta cũng có 2 cách phân cấp. Trong tiếng Anh, đối với ren Anh, người ta dùng từ “grade”, còn đối với ren hệ mét, người ta dùng từ “class” để chỉ cấp.
Sau đây xin trình bày ý nghĩa và cách ký hiệu cấp trên bu lông – đai ốc hệ mét, là loại được dùng phổ biến tại Việt Nam.
1. Cấp của bu-lông
Cấp của bu-lông được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của con bu-lông: xx.x
cấp bền bu lông
Tương tự hầu hết các cách ký hiệu khác trong hệ mét là mỗi con số đều mang một giá trị trực tiếp nào đó. Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bu-lông (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bèn kéo tối thiểu, biểu thị dưới dạng %.
Ví dụ, một con bu-lông có ký hiệu 8.8 thì độ bền kéo tối thiểu của nó là 80 kgf/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu của nó thì bằng 80%*80=64 kgf/mm2.
Trên thế giới, bu-lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây gọi là các bu lông cường độ cao.
Nếu việc đánh dấu trên đầu con bu lông không thể thực hiện, người ta còn dùng một cách khác là đánh các ký hiệu đặc biệt vào
Có một điều chú ý là bu-lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên.
cấp bền bulong
2. Cấp của đai ốc
Cấp của đai ốc cũng được ký hiệu bằng số Latinh. Con số này cho biết 1/10 giá trị thử bền danh định quy ước của con đai ốc tương ứng tính bằng kgf/mm2 – giá trị này tương ứng với giá trị bền kéo của con bu-lông. Nói một cách khác, cấp của đai ốc cho ta biết nó phù hợp với bu-lông thuộc cấp nào.
** BU LÔNG – ĐAI ỐC HỆ INCH
(Bu-lông – đai ốc hệ inch được phân cấp theo nhiều tiêu chuẩn. Ở đây trình bày cách phân cấp theo tiêu chuẩn SAE J429)
1. Cấp của bu-lông
Khác với bu-lông hệ mét, bu-lông hệ inch không được đánh dấu bằng các ký tự số mà bằng các vạch thẳng trên đầu bu-lông. Số vạch sẽ cho ta biết con bu-lông thuộc cấp nào với độ bền kéo và giới hạn chảy tương ứng.
Bu-lông hệ inch có tất cả 17 cấp, nhưng thực tế sử dụng thường chỉ gặp 3 cấp phổ biến là 2, 5 và 8. Các cấp khác có thể gặp trong các ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như ngành hàng không.
2. Cấp của đai ốc
Tương ứng với bu-lông, đai ốc hệ inch cũng có 3 cấp cơ bản thường gặp là 2, 5, 8. Phải luôn sử dụng đai ốc có cấp bằng hoặc cao hơn cấp của bu-lông tương ứng. Đai ốc cấp 2 thì không ký hiệu, còn cấp 5 và 8 (với các cỡ từ ¼ – 1½) thì có thể được ký hiệu bằng 3 cách cho mỗi cấp:
- Đai ốc cấp 5: Cách 1: 1 chấm tròn và một vạch cách chấm tròn 120 độ theo chiều kim đồng hồ; Cách 2: Tương tự cách 1 nhưng ngược chiều kim đồng hồ; Cách 3: ở mỗi góc của đai ốc có một vạch dấu.
- Đai ốc cấp 8: Cách 1: 1 chấm tròn và một vạch cách chấm tròn 60 độ theo chiều kim đồng hồ; Cách 2: Tương tự cách 1 nhưng ngược chiều kim đồng hồ; Cách 3: ở mỗi góc của đai ốc có hai vạch dấu.
(Vạch dấu có thể theo phương hướng kính hoặc phương đường tròn)
Bài viết được sưu tầm bởi Cơ Khí Công Nghiệp Việt Nam